Với sự phát triển của Internet cũng như các trang mạng xã hội như hiện nay thì ngành nghề Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) đang ngày càng được nhiều người biết đến đặc biệt là đối với bạn trẻ là thế hệ được tiếp xúc với Internet và mạng xã hội từ rất sớm. Affiliate Marketing là hình thức kiếm tiền online đã tồn tại rất lâu trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam mới được nở rộ trong những năm gần đây.
1. Tiếp thị liên kết là gì?
Tiếp thị liên kết hay – Affiliate Marketing là quá trình các Affiliate kiếm tiền từ việc tiếp thị các sản phẩm cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Bạn có thể hiểu đơn giản là các Affiliate tìm kiếm thông tin các sản phẩm mà họ yêu thích sau đó quảng bá nó và kiếm một phần lợi nhuận từ người bán hàng. Người bán hàng có thể kiểm tra thông qua các link liên kết từ website này đến website khác.
2. Các loại chương tình liên kết
Có nhiều chương trình tiếp thị bạn có thể cân nhắc cho kế hoạch kinh doanh của mình. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn chương trình tiếp thị như thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu, kênh mạng xã hội mà khách hàng thường sử dụng hoặc thói quen tìm kiếm mã giảm giá trước khi mua hàng. Tuy nhiên, bạn cần biết được các loại chương trình liên kết để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
– Liên kết tìm kiếm (Search affiliates):
Với chương trình này, bạn sẽ trả tiền cho các freelancer hoặc doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của họ vào công cụ tìm kiếm hoặc cá nền tảng quảng cáo trực tiếp như Youtube, Facebook Advertising, Tiktok,… Để đảm bảo đối tác của bạn thực hiện công việc quảng bá đúng với mong muốn, bạn phải đưa ra các yêu cầu rõ ràng về nền tảng SEO hoặc kết quả đánh giá A/B test,…
– Bloggers/ Influencers:
Liên kết với những người có ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu mà sản phẩm/dịch vụ bạn muốn bán và thực hiện chương trình quảng cáo.
– Review sites:
Nếu bạn bán một sản phẩm/dịch vụ với giá cao hoặc thuộc thị trường ngách, điều đó bắt buộc khách hàng mục tiêu của bạn phải thực hiện nghiên cứu về sản phẩm trước khi mua. Trong trường hợp này, ý tưởng về một tranh đánh giá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn là rất cần thiết.
– Coupon sites:
Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn đang bán chưa được phổ biến trên thị trường, bạn có thể tạo ra một chương trình liên kết với các coupon site trong một khoảng thời gian. Điều này có thể giúp bạn nhận được nhiều khách hàng mới hơn cho website của bạn hoặc trở thành những người hỗ trợ thương hiệu của bạn.
– Email marketing:
Đây là chương trình tiết kiệm nhất dành cho bạn. Tìm kiếm một đối tác có hân khúc khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn sau đó liên kết URL từ website của bạn trong nội dung email của họ. Điều này có thể giúp khách hàng của họ tận dụng sản phẩm của bạn để tạo nội dung, đồng thời mang lại một nguồn thu nhập cho đối tác.
3. Các thành phần chính trong mô hình Tiếp thị liên kết
– Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)
- Được hiểu là các doanh nghiệp có nhu cầu tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
– Người tiếp thị (Affiliate/publisher)
- Là những người chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh truyền thông của mình nổi bật ở internet, và hưởng phần trăm hoa hồng từ sản phẩm bán ra thông qua quá trình tiếp thị đó.
– Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
- Là nơi trung gian, kết nối các đối tác (publisher) và nhà cung cấp (advertise). Đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như banner, link quảng cáo, theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng bá, giải quyết tranh chấp, thanh toán hoa hồng cho Publisher…
– Khách hàng (End User):
- Là người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn vào Affiliate Marketing bạn có thể tham khảo thêm Tiếp Thị Liên Kết.
Tổng Kết:
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là mô hình kiếm tiền online phổ biến, phù hợp với mọi đối tượng. Là một mô hình quảng bá sản phẩm, dịch vụ. …
Đây sẽ là một phương pháp kiếm tiền online bền vững và phát triển mạnh trong tương lai, bạn hãy tham khảo kỹ trước khi lựa chọn doanh nghiệp làm cộng tác viên nhé.
Nguồn: Sưu tầm